Những loại gỗ làm mặt bàn chuyên dụng phổ biến nhất hiện nay

gỗ làm mặt bàn hpmn

Chọn gỗ làm mặt bàn để sản xuất trong nội thất là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm vậy nên chọn loại gỗ nào chất lương bao nhiêu là thích hợp để sản xuất bàn ghế văn phòng hay những đồ nội thất gia đình, hãy cùng nội thất hòa phát tìm hiểu chất liệu gỗ làm mặt bàn ứng dụng trong sản xuất nội thất như thế nào nhé.

1. Chất liệu gỗ làm mặt bàn phổ biến hiện nay có mấy loại

1.1 Gỗ tự nhiên làm mặt bàn

Gỗ làm mặt bàn đầu tiên ra đời chính là gỗ tự nhiên. Với nguyên liệu này, chiếc bàn của bạn sẽ giúp không gian tăng thêm sự sang trọng và tinh tế. Bàn làm việc gỗ tự nhiên có vân gỗ rõ nét, chân thực mang đến sự gần gũi cho người sử dụng.
Một số loại gỗ tự nhiên dùng để làm mặt bàn như: Gỗ Chò Chỉ, Gỗ Mun, Gỗ Trắc, Gỗ Xoan Đào, Gỗ Gụ, Gỗ Tần Bì, Gỗ Hương, Gỗ Sưa, Gỗ Pơ Mu, Gỗ Lim, Gỗ cao su, Gỗ thông,..
Nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng, mặt bàn gỗ tự nhiên có nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau. Mỗi loại gỗ đều có những ưu điểm nổi trội, phù hợp với ngân sách và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người mà sẽ chọn gỗ làm mặt bàn thích hợp.

gỗ làm mặt bàn tự nhiên
Đặc biệt, vào mùa hè, gỗ tự nhiên mang đến sự mát mẻ, dễ chịu cho bản thân chúng ta khi làm việc.
Về chất lượng, gỗ tự nhiên có độ bền cao, thịt dày chắc chắn, khả năng chống lại ẩm thấp và mối mọt rất được đánh giá cao. Hơn hết, loại gỗ này chịu được sự va đập mạnh khi bị tác động bởi lực ở bên ngoài.
Cụ thể, gỗ sồi làm mặt bàn có độ bền khoảng trên 50 năm nhưng lại giá lại khá đắt đỏ. Gỗ thông có khả năng chịu được mọi sự thay đổi của thời tiết… Tuy nhiên, gỗ xoan đào vẫn luôn là loại gỗ được sử dụng làm mặt bàn phổ biến. Bởi vì sản phẩm đáp ứng được tiêu chí giá rẻ – màu sắc gỗ đẹp – dễ dàng gia công.

1.2 Gỗ công nghiệp làm mặt bàn

gỗ làm mặt bàn công nghiệp

Hiện nay, gỗ mặt bàn công nghiệp được ứng dụng phổ biến hơn so với gỗ tự nhiên. Bên cạnh giá rẻ thì loại gỗ này còn có thể tạo nhiều mặt bàn có mẫu mã độc và lạ.
Gỗ MFC được sản xuất từ cây keo, cao su, bạch đàn. Các dăm gỗ sau khi được xử lý sẽ kết hợp với keo, ép thành dạng tấm dày giúp chống nước và trầy xước hiệu quả.
Đặc biệt dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại, gỗ trước khi đóng mặt bàn đều được xử lý kỹ càng, cẩn thận. Vì vậy mặt bàn không bị cong vênh, mối mọt hư hại khi sử dụng trong thời gian dài. Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều để làm mặt bàn hiện nay đó là gỗ MDF, MFC, Veneer.

1.3 Gỗ MDF phủ Melamine

Gỗ ván ép MDF là loại gỗ xay nhuyễn, chúng cho bề mặt mịn màng, phẳng phiu. Bề mặt đã được phủ sẵn Melamin không quá trơn, cũng không quá nhám, vô cùng chất. Chất gỗ được xử lý không mối mọt, kháng ẩm tốt. Xem ra, chúng có rất nhiều ưu điểm để đóng mặt bàn làm việc.
1.4 Ván nhựa PVC cao cấp làm mặt bàn
Ván nhựa PVC thuộc dòng cao cấp với 1 phần là nhựa PVC pha trộn bột gỗ. Chúng cực kỳ bền chắc và vô đối với nhiệt độ nóng ẩm ở Việt Nam. Hoàn toàn không cong vênh, không lo ẩm mốc, độ bền cả vài chục năm chưa hỏng. Gía thành ván nhựa PVC cao hơn một ít so với các loại gỗ ván ép khác nhưng nếu chịu đầu tư, bạn sẽ có một mặt bàn chất ngây ngất.

2. Những kinh nghiệm khi chọn gỗ làm mặt bàn

gỗ làm mặt bàn

2.1 Tình trạng mặt bàn

Thông thường, bàn làm việc gỗ công nghiệp có tuổi thọ nhất định. Tùy vào chất lượng sản phẩm, cách sử dụng, cách bảo quản mà thời gian dài ngắn khác nhau. Bạn nên xem xét kỹ lưỡng phần mặt bàn xem có cong vênh hay không. Vì phần này ảnh hưởng đến chất lượng công việc, mặt bàn không bằng phẳng khiến bạn gặp khó khăn trong khi để laptop hoặc viết bài.

2.2 Với bàn làm việc chân sắt

Bạn nên chú ý đến các vị trí nối, đinh sắt, ốc vít. Nếu thiếu ốc vít cần phải xem loại ốc vít đó có thông dụng không, có thể mua thay thế không? Bàn chân sắt thường được sơn một lớp sơn bên ngoài, vừa để chống gỉ, vừa tăng tính thẩm mỹ. Nếu lớp sơn này đã bị bong thì có thể sơn lại, nhưng bạn hãy xem chất lượng sắt bên trong còn tốt không, có bị gỉ không? Nếu có thì không nên chọn vì tiền thay thế và công sửa chữa cũng mất khá nhiều.

2.3 Tình trạng nấm mốc

Mua ván gỗ làm mặt bàn

Thông thường, những sản phẩm không được xử lý chống thấm, chống mốc thì sẽ bị “dính” lỗi này. Một phần vì khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nắng thất thường, một phần do trong quá trình sử dụng bị tiếp xúc với nước, hơi ẩm nên bàn gỗ công nghiệp dễ bị nấm mốc. Nếu không phát hiện nấm mốc lúc mua thì chiếc bàn của bạn sẽ bị ảnh hưởng về kết cấu, độ bền. Chưa dừng lại ở đó, đôi khi vi khuẩn, mầm bệnh có hại chực chờ ẩn nấp trong những chiếc bàn bị mốc.

2.4 Bàn làm việc chân gỗ

hay còn gọi là bàn làm việc chân ván thường được làm từ gỗ công nghiệp phủ melamine hoặc laminate. Khi mua bàn thanh lý bạn nên rung lắc thử để kiếm tra độ chắc chắn của sản phẩm. Bề mặt gỗ bị dính vết bút bi, mực bẩn cũng không quá quan trọng vì có thể dễ dàng làm sạch bằng cồn hoặc rượu… Thay vào đó, hãy nhìn thật kỹ phần chân bàn xem có bị ngấm ẩm không. Dùng tay sờ thử để kiểm tra trực tiếp độ ẩm. Nếu bàn bị ẩm thì rất nhanh bị hỏng, mục rũa.

Mặt bàn gỗ thông nguyên tấm

3. Mặt bàn gỗ công nghiệp có những loại nào

Thị trường Việt Nam, đồ gỗ nội thất được làm từ 6 loại gỗ công nghiệp chiếm ưu thế vượt trội về chất lượng và số lượng, đáng chú ý gồm MFC, MDF và HDF. 3 loại gỗ còn lại bao gồm: Gỗ Plywood, Gỗ ghép thanh và Ván gỗ nhựa. Cả 6 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng. Thông tin chi tiết về từng loại:

3.1 Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Mặt bàn gỗ 120x60

3.2 Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

3.3 Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard

Mặt bàn gỗ giá rẻ

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.
Gỗ công nghiệp MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Laminate, Acrylic.

4. Mặt bàn gỗ tự nhiên có những loại nào

4.1 Gỗ Xoan Đào làm mặt bàn

Xoan Đào là một cây lớn màu hồng sẫm khi mới xẻ. Điểm đặc biệt của loại gỗ này là có thớ gỗ mịn, vân gỗ đẹp và có màu hồng đào rất ấn tượng. Thêm vào đó, loại gỗ này còn ít cong vênh, nứt nẻ hay mối mọt, đảm bảo độ bền lâu dài khi sử dụng.
Gỗ xoan đào được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế nội thất, một số dòng sản phẩm sử dụng gỗ này như đóng bàn ghế gỗ, tủ bếp, lục bình, giường, giá trần, kệ ti vi,….

4.2 Gỗ Mun – Loại gỗ tự nhiên độ bền cao

Gỗ Mun là một loại gỗ tự nhiên, một trong các loại gỗ làm bàn ghế, hay tạc tượng, điêu khắc tranh,…Loại gỗ này có ưu điểm độ bền cao, ít cong vênh, không mối mọt, có màu đen tuyền hoặc màu sọc đen, thớ gỗ rất mịn.
Tuy nhiên, loại gỗ này thường rất nặng gây khó khăn trong việc di chuyển.
Gỗ Mun được chia thành rất nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như: gỗ mun đen, gỗ mun sừng, gỗ mun hoa, gỗ mun sọc, ….
Gỗ Mun có màu đen ấn tượng và đẹp mắt

Các loại gỗ làm mặt bàn

4.3 Gỗ Chò Chỉ – Loại gỗ nội thất phổ biến nhất hiện nay

Gỗ Chò Chỉ là một trong những loại gỗ sử dụng trong thiết kế nội thất. Loại gỗ này thường có màu sắc hơi hồng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ.
Gỗ Chò Chỉ rất bền, chịu được nước và chịu chôn vùi.
Tuy nhiên gỗ chò chỉ cũng có một số nhược điểm như rất dễ bị mục nứt và mối mọt tấn công. Mặt khác, số lượng gỗ chò chỉ hiện này còn rất ít và gần như khan hiếm nên rất khó trong việc tìm mua nếu có nhu cầu.

4.4 Gỗ Trắc – Loại gỗ nội thất quý hiếm giá trị cao

Gỗ Trắc là một trong các loại gỗ vô cùng quý hiếm và có giá trị cực kỳ cao.
Đây là loại gỗ có thớ cứng, gỗ mịn, có mùi chua nhưng không hăng, gỗ độ bền cao, không bị cong vênh hay mối mọt. Điểm trừ duy nhất của loại gỗ này chính là gỗ xuống màu cực kỳ nhanh, gỗ chế tác ban đầu sẽ có màu đỏ tươi nhưng theo thời gian sẽ phai dần thành màu nâu cafe, tuy nhiên chất lượng không ảnh hưởng lắm.
Loại gỗ này thường được sử dụng để làm gỗ đóng bàn ghế, giường tủ, các loại bàn ghế cao cấp hoặc có thể dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh mang tính nghệ thuật cao.
Gỗ Trắc một trong các loại gỗ làm bàn ghế mang lại sự sang trọng

4.5 Gỗ Hương – Loại gỗ quý lâu năm giá thành cao

Mặt bàn gỗ cao su tphcm

Là một loại gỗ thuộc gỗ quý nhóm 1, có mùi hương trong quá trình sử dụng. Điểm đặc trưng của các loại gỗ này là có màu nâu hồng sau một thời gian sử dụng, vân gỗ đẹp, thớ gỗ to, cứng chắc.
Tùy theo từng vùng miền mà gỗ có nhiều tên gọi khác nhau như Hương Vườn, Hương Xoan, Hương Nghệ, Hương Đá,…
Đặc biệt, khi ngâm gỗ Hương thuộc gỗ quý nhóm 1 vào nước, nước sẽ chuyển từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
Tuy nhiên vì tính chất quý hiếm của mình và không thể khôi phục do tuổi khai thác gỗ lên đến hàng trăm năm nên các sản phẩm được chế tác từ gỗ Hương có giá thành khá cao so với những loại gỗ thông thường khác.

4.6 Gỗ Tần Bì – Loại gỗ ASH chịu lực tốt

Gỗ Tần Bì hay còn gọi là gỗ ASH là loại gỗ có khả năng chịu lực rất tốt, dễ uốn cong. Gỗ có những đường vân gỗ đẹp mắt. Tâm gỗ thường có màu sắc đa dạng, có thể từ màu nâu xám đến màu nâu nhạt, hoặc vàng nhạt đến sọc nâu.
Nhược điểm:
Phần tâm gỗ chống mối cực kém
Nội thất gỗ tần bì chỉ phù hợp với không gian lớn
Dát gỗ dễ thấm chất bảo quản, mất đi sắc tố tự nhiên của gỗ,…

Mua ván gỗ làm mặt bàn

5. Địa chỉ mua gỗ làm mặt bàn uy tín chất lượng

Hầu hết 10 loại gỗ làm bàn ghế tốt nhất đều là gỗ quý, tự nhiên. Do đó, Việt Nam chúng ta đưa vào danh sách bảo vệ. Việc gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt là điều đáng báo động.
Người sử dụng có niềm đam mê với gỗ hiện nay có thể lựa chọn gỗ công nghiệp. Hoặc các chất liệu khác để làm bàn ghế. Đây là hành động thiết thực thể hiện tinh thần bảo vệ thiên nhiên, đất nước, con người.
Tấm mặt bàn với các loại vật liệu chính gồm: Mặt bàn gỗ cao su, mặt bàn gỗ tràm, mặt bàn gỗ Tre ép, mặt bàn gỗ thông, mặt bàn gỗ Me Tây, Mặt Bàn Gỗ Plywood là các loại vật liệu chính của HomeOffice, tất cả đều được xử lý hoàn thiện với đa dạng kích thước và kiểu dáng khác nhau.
Dựa vào những phân tích các loại gỗ làm mặt bàn, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ những điểm nổi bật và hạn chế cửa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Hãy cân đối ngân sách và sở thích của bản thân để chọn được loại gỗ ưng ý. Hy vọng với bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều kiến thức cần thiết và hữu ích.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu, những sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp nói chung và bàn làm việc nói riêng đã có chỗ đứng trong thị trường, thậm chí một số mặt hàng cao cấp có giá còn đắt hơn gỗ tự nhiên. Để mua được một chiếc bàn cũ ưng ý, chất lượng, bạn nên lưu ý một số điều sau.

Để chọn được gỗ làm mặt bàn tốt chất lượng với giá thành hợp lý nhất hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

TPHCM: 55 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh
Hotline: 0943 656 555 – 0916 952 958 – 028 3511 8666

Hà Nội: 348 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân
Hotline: 0934 534 777 – 0932 317 198 – 024 3550 5888

Tham khảo thêm nội dung bài viết:

Top 5+ Bàn làm việc chân sắt 1m6 đẹp giá tốt tại Hòa Phát

5+ Cách bố trí phòng làm việc của giám đốc

Bộ sưu tập 10+ mẫu bàn sắt đẹp nhất tại nội thất Hòa Phát

5+ bàn giám đốc thanh lý giá tốt nhất tại nội thất hòa phát

Top 8+ Chân bàn sắt giá rẻ bền tốt hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0906.727.729
Chat Zalo
Gọi điện ngay